Cách sử dụng ấm siêu tốc an toàn là điều quan trọng để đảm bảo cả hiệu quả sử dụng lẫn sự an toàn cho người dùng. Dù tiện lợi và phổ biến, ấm siêu tốc vẫn có thể trở thành mối nguy nếu sử dụng sai cách. Cùng Điện Máy Tín Phong điểm qua 8 điều tuyệt đối không nên làm để kéo dài tuổi thọ và giữ an toàn khi sử dụng thiết bị này qua bài viết bên dưới nhé!
Không rút điện bằng cách cầm dây
Việc rút điện bằng cách nắm dây ấm siêu tốc là hành động sai lầm nhưng rất thường gặp. Cách này dễ làm dây bị đứt, nứt vỏ bảo vệ, dẫn đến rò điện, chập điện, gây nguy hiểm. Thay vào đó, bạn nên cầm vào phần phích cắm để rút, vừa an toàn vừa bảo vệ dây nguồn tốt hơn.
Bạn nên rút điện bằng cách cầm vào phích cắm
Không dùng ấm cho mục đích khác ngoài đun nước
Nhiều người, đặc biệt là sinh viên, thường tận dụng ấm siêu tốc để luộc rau, trứng, thậm chí nấu mì. Tuy nhiên, đây là cách sử dụng sai lầm có thể khiến ấm bị bám cặn, dễ hỏng và tiềm ẩn nguy cơ chập cháy. Ấm siêu tốc chỉ nên dùng để đun nước tinh khiết, đúng với thiết kế ban đầu của sản phẩm.
Chỉ nên dùng ấm siêu tốc để đun nước
Không di chuyển ấm khi đang đun nước
Di chuyển ấm khi đang hoạt động hoặc nhấc cả ấm lẫn đế tiếp điện là hành vi tiềm ẩn rủi ro điện giật cao. Ngoài ra, việc mở nắp trong lúc đun cũng làm mất tác dụng của tính năng tự ngắt, gây sôi tràn hoặc tiếp tục đun gây hư hỏng.
Di chuyển ấm khi đang đun nước tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm
Không rót hết nước ngay sau khi vừa đun sôi
Sau khi nước sôi, công tắc ngắt điện sẽ kích hoạt, nhưng mâm nhiệt vẫn còn nóng. Nếu bạn rót sạch nước ngay lúc này, đáy bình không còn nước làm mát sẽ dễ bị cháy. Cách tốt nhất là giữ lại một ít nước trong bình và đợi vài phút cho mâm nhiệt nguội hẳn trước khi rót hết nước.
Rót nước hãy giữ lại một ít nước trong bình để đáy không bị cháy
Không đổ nước quá đầy hoặc quá ít
Luôn tuân thủ mức nước Min và Max được đánh dấu trên ấm. Việc đổ quá đầy sẽ gây tràn nước khi sôi, dễ làm chập mạch. Đổ quá ít nước dưới vạch Min khiến mâm nhiệt hoạt động quá công suất, gây đóng cặn, giảm tuổi thọ ấm.
Đổ nước trong mực đánh dấu để đảm bảo an toàn và tăng tuổi thọ ấm
Không để nước dư trong ấm quá lâu
Thói quen để nước thừa trong ấm sau khi đun xong sẽ khiến đáy ấm đóng cặn theo thời gian. Lớp cặn này gây giảm khả năng truyền nhiệt, khiến nước lâu sôi hơn và dễ làm hỏng rơle nhiệt. Bạn nên đổ sạch nước sau khi dùng và lau khô bên trong ấm.
Đổ nước dư trong ấm nếu không dùng để đáy không bị đóng cặn theo thời gian
Không đun nước liên tục nhiều lần
Nhiều người nghĩ đun liên tục sẽ tiết kiệm điện do ấm còn nóng. Thực tế, điều này làm mâm nhiệt hoạt động quá tải, dẫn đến nguy cơ chập cháy. Hãy để ấm nguội ít nhất 30 phút trước khi tiếp tục đun để đảm bảo an toàn và tăng độ bền thiết bị.
Không đun nước liên tục để đảm bảo an toàn và độ bền của ấm
Không cắm chung ổ điện với nhiều thiết bị khác
Với ấm có công suất lớn, tuyệt đối không cắm chung ổ với các thiết bị như nồi cơm điện, bàn ủi, máy giặt... Điều này dễ gây quá tải nguồn điện và cháy nổ. Nên dùng ổ cắm riêng hoặc chia thời gian sử dụng hợp lý.
Không cắm chung ổ với nhiều thiết bị có công suất lớn để tránh quá tải nguồn điện
Chú ý: Nếu ấm đã cũ, dây điện bong tróc, nắp không kín, đáy đóng cặn dày... thì bạn nên thay mới để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.
Ấm siêu tốc tại Điện Máy Tín Phong:
Ấm Siêu Tốc Toshiba KT-17SH2NV
Hy vọng qua bài viết trên của Điện Máy Tín Phong, bạn đã hiểu rõ cách sử dụng ấm siêu tốc an toàn và biết cách tránh những sai lầm phổ biến trong quá trình sử dụng. Hãy sử dụng thiết bị đúng cách để đảm bảo an toàn và kéo dài tuổi thọ sản phẩm nhé!