Nên mua máy sấy quần áo loại nào là câu hỏi phổ biến với những ai đang tìm kiếm giải pháp làm khô quần áo nhanh chóng, đặc biệt trong mùa mưa hay không gian hạn chế. Để chọn được thiết bị phù hợp với nhu cầu, bạn cần cân nhắc đến loại máy, khối lượng sấy, công nghệ đi kèm và nhiều yếu tố khác. Cùng Điện Máy Tín Phong khám phá 8 điều nhất định phải biết qua bài viết bên dưới nhé!
Chọn đúng loại máy sấy quần áo
Trên thị trường hiện có 2 kiểu máy phổ biến là tủ sấy quần áo và máy sấy cửa ngang:
-
Tủ sấy quần áo (hay còn gọi là tủ chăm sóc quần áo): Tích hợp nhiều tính năng như sấy dịu nhẹ, khử mùi, làm phẳng quần áo. Có hai dạng chính:
-
Dạng tròn: Gọn nhẹ, thích hợp không gian nhỏ như phòng ngủ.
-
Dạng đứng: Dung tích lớn hơn, phù hợp với phòng giặt hoặc phòng tắm.
-
Tủ sấy quần áo dạng tròn
Tủ sấy quần áo dạng đứng
-
Máy sấy cửa ngang gồm ba loại:
-
Thông hơi: Làm nóng bằng điện trở, đẩy khí nóng vào buồng sấy. Giá phải chăng, dễ thay linh kiện.
-
Ngưng tụ: Hơi nước được giữ lại và ngưng tụ thành nước, giúp không gian khô thoáng hơn.
-
Bơm nhiệt: Tiết kiệm điện vượt trội nhờ sử dụng khí gas tạo nhiệt, phù hợp cho nhu cầu lâu dài.
-
Máy sấy thông hơi Electrolux UltimateCare 9 kg EDS904N3SC
Máy sấy ngưng tụ Toshiba 8 kg TD-K90MEV(SK)
Máy sấy bơm nhiệt Toshiba 10 kg TD-BP110GHV(MG)
Chọn khối lượng sấy phù hợp
-
8 – 10kg: Phù hợp cho gia đình 3 – 5 người. Tiết kiệm thời gian và điện năng khi không phải chia nhỏ nhiều lần sấy.
-
Trên 10kg: Dành cho gia đình đông người hoặc tiệm giặt ủi, khách sạn cần sấy nhiều quần áo trong một lần.
Máy sấy khối lượng 9kg phù hợp cho gia đình 3 – 5 người
Khối lượng sấy 10.5 kg phù hợp cho gia đình có thành viên trên 7 người
Xem xét công suất máy sấy
-
Máy sấy phổ biến thường có công suất khoảng 1000W, đủ để sấy khô nhiều loại vải.
-
Nếu chỉ dùng cho nhu cầu thấp, chọn máy công suất nhỏ hơn giúp tiết kiệm điện và bảo vệ quần áo nhạy cảm.
Máy sấy Toshiba công suất 2000W giúp việc sấy khô quần áo được nhanh chóng
Chú ý kích thước và cấu tạo máy
-
Kiểm tra máy có hoạt động ổn định, êm ái, không gây tiếng ồn.
-
Máy vuông: Dung tích lớn, phù hợp khi cần sấy nhiều.
-
Máy tròn: Nhỏ gọn, phù hợp cho không gian hẹp và nhu cầu ít.
Máy sấy vuông phù hợp với gia đình đông thành viên có nhu cầu giặt giũ cao
Cân nhắc công nghệ tích hợp
-
Tiết kiệm điện: Chọn máy sấy bơm nhiệt Heatpump hoặc có công nghệ Inverter để giảm điện tiêu thụ và vận hành bền bỉ.
-
Chống nhăn: Công nghệ Iron Aid, Reverse Tumbling, Wrinkle Prevent giúp quần áo hạn chế nhăn, dễ ủi.
-
Sấy nhanh: Giúp rút ngắn thời gian với chức năng như Quick Dry, giặt hấp 20 phút.
-
Hẹn giờ: Hỗ trợ sấy tự động theo thời gian cài đặt.
-
Sấy diệt khuẩn: Công nghệ như Hygiene Care giúp loại bỏ đến 99% vi khuẩn, phù hợp nhà có trẻ nhỏ.
Công nghệ sấy bơm nhiệt Heatpump giúp quần áo hạn chế bị hư hại
Công nghệ sấy đảo chiều Reverse Tumbling giúp quần áo hạn chế tình trạng rối xoắn
Xem xét các tiện ích đi kèm
-
Đặt úp lên máy giặt: Giúp tiết kiệm diện tích, thuận tiện thao tác.
-
Kết nối điện thoại: Điều khiển máy từ xa qua ứng dụng như Smart ThinQ (LG) hoặc SmartThings (Samsung).
-
Khóa trẻ em: Tránh việc trẻ vô tình thay đổi cài đặt khi máy đang hoạt động.
Máy sấy có thể đặt úp trên máy giặt, giúp tiết kiệm diện tích
Chọn máy theo ngân sách
-
Từ 5 – 7,5 triệu: Máy sấy thông hơi, đơn giản, tiết kiệm, phù hợp gia đình nhỏ.
-
Từ 7,5 – 10 triệu: Có cảm biến độ ẩm, sấy đảo chiều, nhiều chế độ sấy.
-
Từ 10 – 13 triệu: Công nghệ inverter, ngưng tụ, vận hành êm, phù hợp gia đình đông người.
-
Trên 13 triệu: Tích hợp công nghệ cao cấp, thiết kế đẹp, hiệu suất sấy và tiện ích vượt trội.
Hy vọng qua bài viết trên của Điện Máy Tín Phong, bạn đã biết nên mua máy sấy quần áo loại nào phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình mình. Hãy cân nhắc kỹ các yếu tố để chọn được sản phẩm vừa ý và sử dụng hiệu quả nhất nhé!